Nguyên nhân gây trẻ bị sâu răng hàm là gì?
Ở trẻ em có 8 chiếc răng hàm, nằm tại vị trí 4,5,6 và 7, đối xứng với nhau theo từng cặp bên trái và bên phải. Những chiếc răng này có vài trò ăn nhai chính trên cung hàm, lực nhai chủ yếu tập trung vào đây. Do đó, việc trẻ bị sâu răng hàm gây ảnh hưởng rất lớn đến khả năng ăn nhai của trẻ. Ngoài ra, nó còn làm sức khỏe, thẩm mỹ và khả năng của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Để biết trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trước những nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em. Từ đó, tìm ra cách khắc phục cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Theo các chuyên gia nha khoa, trẻ bị sâu răng hàm thường do các nguyên nhân chính sau:
Chế độ vệ sinh răng miệng kém: Đây là nguyên nhân chính khiến trẻ bị sâu răng hàm. Để hàm răng của trẻ luôn đẹp và khỏe mạnh thì việc làm sạch răng miệng thường xuyên là rất cần thiết, nhất là sau khi ăn uống. Tuy nhiên, trẻ em thường chưa biết cách làm sạch răng miệng khoa học, nhưng đa số cha mẹ cũng không quan tâm đến vấn đề này. Và hậu quả, lâu ngày thức ăn không được loại bỏ sẽ tích tụ thành mảng bám trên răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh sâu răng.
Để biết trẻ bị sâu răng phải làm sao, bạn cần biết rõ nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng ở trẻ.
Trẻ ăn uống nhiều thực phẩm dễ gây sâu răng: Các thức ăn và đồ uống có chứa nhiều đường: nước ngọt, kẹo dẻo, socola, bánh quy, trà sữa tổng hợp, bánh cookies, kem… là những món ăn rất ưa thích của trẻ. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu gây sâu răng hàm ở trẻ em. Bởi vì, chỉ sau khi ăn uống những thực phẩm chứa nhiều đường, vi khuẩn sẽ hấp thụ các chất đường này, biến chúng thành axit để phá hủy men răng, lâu ngày gây sâu răng hoặc nghiêm trọng hơn là viêm tủy, tủy hoại tử.
Trẻ bị thiếu canxi: Canxi giúp sản sinh men răng, giúp răng cứng chắc và khỏe mạnh. Song, một số bà mẹ khi mang thai không bổ sung đủ lượng canxi. Vì thế, sau khi sinh, răng của trẻ thường yếu, men răng mỏng, không thể kháng cự các vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, trẻ có nguy cơ mắc bệnh sâu răng hàm rất cao, mặc dù chế độ chăm sóc răng miệng của trẻ rốt.
Chế độ ăn uống quá nhiều bánh kẹo ngọt chính là nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng hàm.
Trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì để khắc phục hiệu quả?
Trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì còn tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Bạn cần quan tâm nhiều đến răng miệng của trẻ, nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh sâu răng hàm. Từ đó, đưa trẻ đến ngay trung tâm nha khoa để bác sĩ thăm khám và có biện pháp xử lý tốt nhất.
Đối với trường hợp sâu men răng: Bề mặt răng thấy các đốm trắng, răng mất độ nhẵn bóng. Áp dụng phương pháp tái khoáng khoáng phần răng bị sâu của trẻ. Bác sĩ sử dụng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê bôi vào nơi bị sâu răng, liên tục trong vòng 5 – 6 tháng, bệnh sâu răng hàm của trẻ sẽ lành hoàn toàn.
Đối với trường hợp sâu ngà răng: Trẻ bị ê buốt, đau nhức khi có kích thích từ thức ăn nóng lạnh, chua ngọt. Biểu hiện: Lỗ sâu đổi màu, đáy lỗ sâu gồ ghề, có nhiều ngà mềm hoặc ngà mủn. Áp dụng phương pháp hàn trám kiểm soát răng sâu. Bác sĩ nạo vét toàn bộ phần ngà răng bị hư hỏng, sau đó sử dụng vật liệu hàn trám: A-man-gam, Xi-mang silicat, composite… để trám bít và tái tạo lại hình dáng của răng, nhằm ngăn chăn sự phát triển của bệnh.
Đối với trường hợp sâu răng lan đến tủy răng: Một số trường hợp trẻ bị sâu răng hàm ở mức độ nghiêm trọng, ăn sâu vào tủy răng và gây ra các biến chứng: viêm tủy, áp xe xương ổ răng, tủy hoại tử, răng lung lay… Có thể áp dụng phương pháp điều trị tủy, tiến hành nạo vét sạch các vết sâu trên răng, sau đó dùng men răng nhân tạo để hàm trán răng lại. Hoặc buộc phải nhổ răng cho trẻ, nếu răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể tiếp tục bảo tồn.
Tuyệt chiêu phòng ngừa trẻ bị sâu răng hàm hiệu quả nhất
Để không cần phải lo lắng vấn đề trẻ bị sâu răng hàm phải làm gì. Đồng thời, giúp trẻ bảo vệ tốt hơn sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Bạn nên quan tâm đến cách phòng ngừa trẻ bị sâu răng hàm hiệu quả mà chúng tôi sắp chia sẻ sau đây.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên: Ngay từ khi mới sinh, bạn cần tập thói quen vệ sinh răng miệng cho trẻ, hãy dùng một miếng gạc mềm nhúng nước sạch, lau nhẹ nhàng nướu và khoang miệng của trẻ. Trong giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng, bạn nên dùng bàn chải dành riêng cho trẻ em để làm sạch răng của trẻ. Từ 3 tuổi trở đi, hãy hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng mỗi ngày từ 2 -3 lần, sau mỗi bữa ăn.
Hạn chế cho trẻ ăn uống quá nhiều thực phẩm có chứa nhiều đường: Để giúp trẻ phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả, giúp bạn không cần lo lắng vấn đề trẻ bị sâu răng phải làm sao. Trước tiên, cần kiểm soát chế độ ăn uống của trẻ, hạn chế cho trẻ ăn vặt, đặc biệt là các chất đường, bột dính: bánh ngọt, kẹo dẻo, nước ngọt… Thay vào đó, hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi hoặc sữa chua. Chúng không chỉ tốt cho sức khỏe răng miệng mà còn tốt cho hệ thống tiêu hóa của trẻ.
Nên bổ sung canxi và flour cho trẻ: Canxi và flour là hai thành phần quan trọng để răng của trẻ khỏe mạnh, phát triển bình thường, có đủ khả năng chống chọi lại vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy, cần bổ sung canxi và flour cho trẻ thông qua đường uống hoặc đường ăn.
Nha Khoa Răng Xinh - tay trang rang tp vinh - lam rang su tp vinh
Trả lờiXóa