Chào bác sĩ, bác sĩ làm ơn giải đáp giúp tôi trường hợp nhổ răng bị nhiễm trùng thì phải làm sao bây giờ ạ. Cám ơn bác sĩ.
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc “Phải làm sao khi nhổ răng bị nhiễm trùng thưa bác sỹ?” của bạn, Nha khoa xin được giải đáp cụ thể như sau.
Tại sao nhổ răng bị nhiễm trùng?
Một quy trình nhổ răng đảm bảo cần tuân thủ cac quy trình về vô trùng cũng như kỹ thuật. Nha sỹ cần làm sạch răng trước khi nhổ như yêu cầu bạn lấy cao răng hay làm sạch khoang miệng. Điều này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn trên răng, tạo điều kiện cho ca nhổ răng không bị nhiễm trùng, đặc biệt là đối với răng hàm.
Sau khi nhổ lấy răng, ổ nhổ răng phải được rửa sạch, sát trùng rồi khâu đóng vạt lợi (nếu cần thiết), sau khi lành thì chỉ sẽ tự tiêu.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp do kỹ thuật nhổ răng của nha sỹ không tốt, không xác định được tình trạng bệnh lý của răng cũng như dụng cụ nhổ răng không vô trùng dẫn đến tác động đến xương hàm hoặc lây nhiễm khuẩn.
Có hai dạng nhiễm khuẩn chủ yếu là viêm huyệt ổ răng khô và viêm huyệt ổ răng có mủ.
+ Viêm huyệt ổ răng khô có biểu hiện là xuất hiện những cơn đau dữ dội kéo dài từ 2 tới 3 tuần.
+ Viêm huyệt ổ răng có mủ thì nướu chuyển sang màu đỏ, nướu, lợi bị sưng phù nề, che kính ổ răng, có tình trạng chảy máu và mủ. Đặc biệt khó chịu hơn là viêm nhiễm huyệt ô răng có mủ còn gây ra mùi hôi.
Trường hợp của bạn rất có thể đã bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Đến gặp nha sỹ càng sớm càng tốt là điều bạn nên làm để loại bỏ các biến chứng và giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.
*
Rang sau bi vo thi nen khac phuc the nao thi tot nhat?
Phải làm sao khi nhổ răng bị nhiễm trùng thưa bác sỹ?
* Nhổ răng bị nhiễm trùng điều trị như thế nào?
Việc điều trị nhổ răng bị nhiễm trùng như thế nào cần có sự thăm khám cụ thể của nha sỹ mà bạn không thể tự ý thực hiện hoặc mua thuốc bên ngoài về sử dụng.
Trong một số trường hợp, nha sỹ cần bơm rửa bằng nước muối NaCl 0,9%, sau đó nhét gạc tẩm Eugenol hay idofoc vào huyệt ổ răng. Điều này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn cũng như viêm nhiễm lan tới xương ổ răng.
Bạn có thể kiểm soát tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng bằng các biện pháp đơn giản như súc miệng bằng nước muối ấm ngày 2-3 lần hoặc sử dụng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của nha sỹ.
Sau khi nhổ răng bạn lưu ý không được dùng tay hay vật nhọn tác động vào vùng răng vừa nhổ. Tránh ăn nhai mạnh và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Nếu muốn giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra khi nhổ răng thì tốt nhất bạn nên thực hiện với công nghệ nhổ răng không đau ở trung tâm nha khoa uy tín. Tại nha khoa, chúng tôi đang ứng dụng công nghệ nhổ răng không đau mới nhất hiện nay không những giảm đau tốt mà còn hạn chế các hiện tượng lây nhiễm chéo có thể xảy ra.
Bạn đọc quan tâm
+ Các thiết bị nhổ răng hiện đại chỉ tác động lên các mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng nên hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm, cũng như là tổn hại tới xương ổ răng.
+ Nha khoa cũng sử dụng kết hợp của một chất khử trùng có tên gọi là chlorhexidine và các loại vitamin và khoáng chất. Khi chúng được áp dụng cho các mô sau khi nhổ răng sẽ có hiệu quả trong việc giúp đỡ tái tạo các mô, làm giảm các vấn đề sau khai thác với ổ cắm khô và cho phép các vết thương để chữa lành một cách nhanh chóng; giảm đau đớn và sưng đến mức tối thiểu.
+ Các thuốc gây tê cục bộ mà nha khoa Nha khoa sử dụng đều là các loại thuốc mới nhất, đặc biệt là Articaine – được Liên đoàn nha khoa thế giới FDI chứng nhận là mạnh hơn so với các loại thuốc trước đây.
Có thể thấy đừng vì chút chi phí rẻ hơn mà thực hiện nhổ răng tại các phòng khám nhỏ, không đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét